TIN VẮN

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Khám phá xác bé gái cầm hoa nguyên ven trong quan tài 145 năm tuổi

Các công nhân xây dựng vừa phát hiện thấy xác bé gái 3 tuổi tóc vàng cầm hoa hồng nguyên vẹn trong quan tài sau 145 năm. Cùng khám phá điều bí ẩn này nhé!

Khám phá xác bé gái cầm hoa nguyên ven trong quan tài 145 năm tuổi

Theo Mirror, trong lúc làm vườn, nhóm công nhân phát hiện chiếc quan tài bằng chì và đồng dài một mét chôn dưới gara bê tông hôm 8/5. Nơi chôn quan tài nằm trong khuôn viên ngôi nhà của Ericka Karner ở San Francisco, California, Mỹ.


Bé gái nằm trong quan tài có thể là một trong hàng nghìn người được mai táng ởnghĩa trang Odd Fellows của thành phố. Nghĩa trang bị đóng cửa vào năm 1890 do chính quyền địa phương quyết định tái phát triển khu vực. Khoảng 180.000 hài cốt được di chuyển đến nơi chôn cất khác vào những năm 1920. Bé gái chôn cất trong trang phục váy dài màu trắng và hoa oải hương cài trên tóc có thể bị bỏ sót trong công cuộc di dời.

Làn da và mái tóc màu vàng của bé gái được bảo quản hoàn hảo và bông hồng đỏ mà bé gái nắm trong tay vẫn có thể nhìn rõ qua khung kính trên quan tài. Ngôi mộ vô danh được phủ vải nhung màu tía. Một trong hai người con của Karner đặt tên cho bé gái là Miranda.

Dù không có quan hệ với đứa trẻ chôn dưới nhà, chủ nhà Karner được giao trách nhiệm xử lý cỗ quan tài. Bà phải xin giấy chứng tử để chôn xác bé gái ở nghĩa trang mới với chi phí lên đến 10.000 USD.

"Tôi biết nếu có một cái cây mọc trên khu nhà của bạn, nó thuộc trách nhiệm của bạn. Nhưng sự việc này lại khác. Thành phố quyết định di dời tất cả hài cốt cách đây 100 năm, và họ nên chịu trách nhiệm sau quyết định đó", Karner nói.

Karner đã liên lạc với Garden of Innocence, tổ chức chuyên chôn cất trẻ em không rõ danh tính. Đại diện tổ chức hy vọng có thể tìm ra danh tính thực sự của Miranda và tiến hành chôn cất bé gái ở nghĩa trang Greenlawn tại Coma trong mùa hè năm nay.

( Sưu tầm )

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Nữ quyền thời Ai Cập cổ đại

Dù sống dưới vương triều của các pharaoh, phụ nữ Ai Cập cổ đại vẫn nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị, thậm chí trở thành nữ hoàng cai trị đất nước. Cùng khám phá những điều bí ẩn này nhé!

Nữ quyền thời Ai Cập cổ đại

Theo Ancient Origins, nhiều người cho rằng phụ nữ cổ đại nắm giữ rất ít quyền lực. Nhưng phụ nữ Ai Cập thời xưa có thể trở thành thầy thuốc phục vụ gia đình hoàng gia, cố vấn chính trị, người viết lịch sử, hoặc thậm chí cai trị đất nước với tầm ảnh hưởng sâu rộng.

Người phụ nữ cai trị đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại là Merneith, sống trong Vương triều thứ nhất. Bà là hoàng hậu nhiếp chính vào khoảng năm 2970 trước Công nguyên.

Sau hàng nghìn năm tồn tại quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội, vua Ptolemy IV cố gắng ngăn chặn truyền thống lâu đời này bằng cách thay đổi luật pháp và hủy bỏ nhiều quyền lợi của phụ nữ.

Nhưng phụ nữ Ai Cập không muốn chấp nhận một xã hội gia trưởng, do nam giới kiểm soát. Họ tiếp tục đấu tranh dành quyền lợi, cho đến khi nền văn minh Ai Cập kết thúc. Các nhà khoa học cho rằng, vai trò của người phụ nữ Ai Cập vẫn được giữ vững trong suốt hơn 3.000 năm và mất dần từ năm 415.

Hầu như tất cả phụ nữ Ai Cập cổ đại thuộc tầng lớp quý tộc và nhiều tầng lớp khác đều biết chữ, chẳng hạn như vợ của các công nhân, họa sĩ, thợ xây. Họ học viết chữ để trao đổi thư từ với chồng. Họ cũng viết về khó khăn trong đời sống hàng ngày, về cảm xúc và những gì quan trọng xung quanh.

Phụ nữ cũng có thể trở thành người ghi chép lịch sử hoàng gia, giống như nam giới. Các kỳ thi và cơ hội chia đều cho cả nam và nữ. Một số phụ nữ Ai Cập cổ đại làm tể tướng, chức quan cao nhất trong hệ thống chính trị phục vụ cho pharaoh. Nebet, vợ của nhà quý tộc Khui, giữ chức tể tướng dưới triều đại pharaoh Pepi I thuộc Vương triều thứ 6. Những người con của Nebet, bao gồm Ankhesenpepi I và Ankhesenpepi II trở thành vợ của Pepi I.

Nebet là người phụ nữ mạnh mẽ. Khi lên nắm quyền, bà kiểm soát việc xây dựng các kim tự tháp và nhiều công trình tưởng niệm pharaoh.

Trong triều đại Ptolemy V, một phụ nữ khác cũng trở thành tể tướng, đó là nữ hoàng Cleopatra I Syra, mẹ của Cleopatra II, Ptolemy VI và Ptolemy VIII. Bà sinh ra vào năm 204 trước Công nguyên, là con gái của vua Antiochus III Đại đế và vợ Leodice.
( Sưu tầm )

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Rêu và Công Trùng từng thống trị Nam Cực

Các chuyên gia địa chất Mỹ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy, những thung lũng cằn cỗi tại Nam Cực từng là nơi sinh sống của rêu và côn trùng. Cung khám phá điều mới lạ kỳ thú này nhé!

Rêu và Công Trùng từng thống trị Nam Cực

Giới khoa học cho rằng, 14 triệu năm trước, những thung lũng không có sự sống của Nam Cực là những lãnh nguyên (nơi tầng đất cái bị đóng băng vĩnh cửu), tương tự như một số nơi ở Alaska (Mỹ), Canada và Siberia (Nga). Chúng lạnh lẽo nhưng vẫn có những điều kiện để dành cho sự sống. 


Adam Lewis và một số nhà địa chất thuộc Đại học North Dakota đã tìm thấy một đám rêu khô tại một thung lũng trong lúc nghiên cứu lớp băng bao phủ Nam Cực.

"Chúng tôi không hề mong chờ việc tìm ra một thứ như vậy. Đám rêu khô quắt vì băng, nhưng điều lý thú là các mô của nó vẫn còn, dù 14 triệu năm đã trôi qua",Lewis nói. 

Trước đó, người ta từng tìm thấy rêu ở gần bờ biển của Nam Cực và những con côn trùng sống ký sinh trên chim biển, nhưng đây là lần đầu tiên tàn tích của sự sống được phát hiện trong một khu vực nội địa 

Sau đó, nhóm của Lewis tìm thấy xác của một số loài giáp xác nhỏ, muỗi vằn và bọ cánh cứng. Họ cũng phát hiện phấn hoa của giống sồi phương nam và cẩm chướng. 

"Sự tồn tại của những hồ băng, thực vật vùng lãnh nguyên và xác côn trùng cho thấy, cách đây 14 triệu năm, khí hậu tại Nam Cực từng ẩm ướt và ấm hơn ngày nay. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm về hệ thống khí hậu Trái đất", các nhà nghiên cứu kết luận trong báo cáo.

( Sưu tầm )

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Chiếc Rừu đá cổ đại nhất thế giới

Các nhà khảo cổ học Australia vừa phát hiện ra một chiếc rìu đá, được xác định có từ 44.000 đến 49.000 năm tuổi. Hiện tại chiếc rìu đá này được coi là cổ nhất thế giới. Cùng khám phá chiếc rừu đã cổ đại này nhé!

Chiếc Rừu đá cổ đại nhất thế giới

Những năm 1990, Sue O'Connor (hiện là nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quốc gia Australia) và đồng nghiệp khai quật khu vực Carpenter's Gap, một trong những hang đá lớn nằm trên dãy Napier thuộc khu vực Kimberley miền tây nước Úc. Đây cũng là một trong những nơi định cư đầu tiên của loài người khi đặt chân đến châu Úc. Cô đã phát hiện ra hàng nghìn hiện vật, xương, và nhữngbằng chứng cổ nhất về nghệ thuật sơn. Trong khi thu thập các đồ tạo tác, họ đã không chú ý tới một mẫu vật nhỏ được đánh bóng.


Vào năm 2014, Sue O'Connor và nghiên cứu sinh của cô - Tim Maloney nghiên cứu lại bộ sưu tập các bằng chứng khảo cổ thu thập được và đã phát hiện ra một mẫu vật nhỏ được đánh bóng này. Mảnh mẫu vật đã được đem phân tích để xác định niên đại. Bằng phương pháp phân tích tuổi carbon của hóa thạch than được cho là có cùng niên đại với mảnh rìu đá, các nhà khoa học đã xác định độ tuổi của mảnh rìu là từ 44.000 đến 49.000 năm tuổi.

"Đây là bằng chứng mới nhất về rìu đá thời kỳ nguyên thủy từng được phát hiện trên khắp thế giới đến nay", nhận xét của các nhà khoa học khi công bố kết quả này trên tạp chí Khảo cổ Australia.

Trước đó, chiếc rìu cổ nhất từng được tìm thấy với lưỡi được đánh bóng có niên đại khoảng 35.000 năm. Đây được xem là loại vũ khí tinh vi hơn hẳn một mảnh rìu đá thô sơ.

Sue O'Connor khẳng định: "Khó có thể tìm được chiếc rìu đá với niên đại như vậy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới". Tại Nhật Bản, các nhà khảo cổ cũng đã tìm được một chiếc rìu khoảng 35.000 năm tuổi nhưng đa phần những rìu đá khác đều được tìm thấy sau khi nền nông nghiệp cổ đại ra đời vào khoảng 10.000 năm trước đây.

Công cụ cổ xưa nhất được biết đến như công cụ cắt bằng đá được tìm thấy ở miền Đông Phi xuất hiện trước thời kỳ người hiện đại. Nhưng những công cụ này còn nhỏ hơn cả những mảnh đá được đập vỡ ra từ các viên đá lớn, và được mài sắc bởi tổ tiên Homo habilis của chúng ta hơn một triệu năm trước. Những chiếc rìu "kiểu Úc" như vậy thường rất bền và không có quá nhiều.

"Mọi người sử dụng chiếc rìu trong suốt nhiều năm mà không hề bị sứt mẻ, họ có thể mài sắc lại để sử dụng. Những chiếc rìu do đó rất hiếm đồng thời việc bị vỡ, mẻ rất ít khi xảy ra" – chia sẻ của Peter Hiscock – một nhà khảo cổ của đại học Australia và cũng là tác giả của nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mảnh rìu vỡ ra từ một chiếc rìu được đánh bóng với một cạnh sắc – điểm này đã được kiểm định bởi kính hiển vi. Để tạo ra một cạnh sắc, những người tiền sử cần mài lên đến khoảng 5 giờ và hàng trăm lần đập. Sue O'Connor và các đồng nghiệp đã cố gắng thử tạo ra một chiếc rìu tương tự bằng cách mài khối đá bazal với sa thạch. Cần khoảng từ 600 đến 800 vết xước để bắt chước được hình dáng chiếc rìu tìm thấy ở Carpenter's Gap.

"Chiếc rìu không chỉ được mài sắc mà còn được mài với các đá khác để tạo ra độ nhẵn cho bề mặt". Theo quan điểm của Hiscock, phát hiện này chứng tỏ trí tuệ của những người nguyên thủy đầu tiên đặt chân đến châu Úc đầu tiên, sau khi vượt qua đại dương từ châu Á, di chuyển đến một vùng đất mới, những người châu Úc này đã biết cách sáng tạo để tồn tại.

( Sưu tầm )

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Những bí ẩn của nền văn minh cổ đại đầu tiên

Phải tới năm 2012, các nhà khảo cổ học lý giải nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Indus - một trong những đô thị lớn đầu tiên trên thế giới. Các nhà khảo cổ học tin rằng, sự biến đổi khí hậu đã xóa sổ nền văn minh Indus, từng phát triển mạnh khoảng hơn bốn nghìn năm trước đây. Cung khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ đại nhé!

Những bí ẩn của nền văn minh cổ đại đầu tiên

Nền văn minh biến mất vì thay đổi khí hậu

Nền văn minh Indus là một trong những nền văn hóa đô thị lớn đầu tiên trên thế giới, bao quát toàn bộ Ai Cập và Lưỡng hà. Đế chế này trải rộng trên hơn một triệu kilomet vuông, kéo dài từ biển Ả Rập đến sông Hằng, tương ứng với khu vực phía tây bắc Ấn Độ, phía đông Afghanistan và Pakistan hiện nay.

Nền văn minh Indus đã bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào năm 1920. Kể từ sau đó, một loạt các nghiên cứu đã phát hiện một nền văn hóa đô thị phức tạp với các tuyến đường thương mại nội thị được thiết lập. Các nhà khảo cổ học cũng khám phá những công trình xây dựng, hệ thống vệ sinh môi trường, nghệ thuật, khoa học, cùng hệ thống chữ viết, gắn liền với nền văn minh. Nhóm nghiên cứu quốc tế mất hơn năm năm để kết hợp những hình ảnh vệ tinh và các dữ liệu về địa chất để lập ra bản đồ địa hình kỹ thuật số toàn bộ khu vực mà nền văn minh Indus từng tồn tại.

"Chúng tôi đã tái hiện cảnh quan của khu vực đồng bằng, nơi nền văn minh Indus phát triển khoảng 5.200 năm trước đây, tuy nhiên đã từ từ biến mất trong khoảng thời gian từ 3.000 đến 3.900 năm trước. Cho đến nay, có rất nhiều suy đoán về sự liên kết giữa nền văn minh Indus và những con sông đem lại sự trù phú cho mảnh đất, nơi con người thời kỳ đó từng sinh sống", nhà khảo cổ Liviu Giosan thuộc Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo kết quả nghiên cứu, những con sông đem lại sự sống cho nền văn minh Indus, tuy nhiên, khi những cơn gió mùa gây mưa biến mất thì nền văn minh cổ đại này cũng biến mất theo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng mưa giảm làm suy yếu các con sông, trong khi, nguồn nước sông lại đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của nền văn hóa người Harappan - nhóm người chiếm 10% dân số thế giới thời cổ đại, tạo nên sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Indus. Nền văn minh Indus đã biến mất một cách bí ẩn khoảng hơn 4.500 năm trước đây. Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện, chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của đô thị cổ đại nổi tiếng này.

Những phế tích còn lại của Mohenjo – Daro nơi được xem là biểu trưng cho sự phát triển của nền văn minh Indus

Trở lại với những khám phá của nền văn minh Indus, theo các nhà khảo cổ khẳng định phế tích Mohenjo – Daro được xem là một bí ẩn bởi không một nền văn minh thực sự nào có thể hiện diện trong thung lũng Indus cách đây 4.500 năm bằng di chỉ này. Di chỉ này là một bí ẩn đích thực theo các nhà khảo cổ và họ khẳng định rằng trước khi khám phá ra phế tích Mohenjo - Daro, không một nền văn minh thực sự nào có thể hiện diện trong thung lũng Indus cách đây 4.500 năm. Từ năm 1921, một loạt các khám phá trong đó có thị trấn Harappa rồi đến Mohenjo - Daro, đã mang lại những chứng cứ về một nền văn minh chưa hề được biết đến. Nền văn minh trong thung lũng Indus đã tạo ra một loạt chữ viết chưa được giải mã và rõ ràng đã đánh dấu sự hình thành của văn hóa Ấn Độ. Nhưng điều bí ẩn là sự hoang phế của các thị trấn và sự biến mất của nền văn minh đó. Vào năm 1921, những cuộc khai quật đã khởi đầu tại Harappa. Các nhà khảo cổ đào được những vết tích của thị trấn lớn. Năm 1922, trong khi tìm kiếm một ngôi đền phật giáo, một nhà khảo cổ Ấn Độ đã khai quật cách Harappa 640km vết tích của một nền văn minh nguyên sơ. Thế là một thị trấn đã được trồi lên từ dưới lòng đất: Mohenjo - Daro, "thung lũng của người chết". Nó luôn là mục tiêu tìm kiếm và tranh cãi. Nhưng nền văn minh ẩn sâu thật lâu trong bóng tối đó là gì?

Khám phá sự kỳ diệu từ nền văn minh Indus

Các nhà khảo cổ đã dẫn chứng rằng, hãy thử tưởng tượng một dân tộc sống trên một lãnh thổ bao la. Dân tộc này nói được ngôn ngữ chưa được biết và sử dụng chữ viết cũng chưa được giải mã. Những con người thuộc nền văn minh đó đã xây dựng một TP lớn được chia thành các khu phố theo một logic mà chúng ta chưa hiểu. Quả thật, người ta chưa tìm thấy cung điện hay đền thờ. Những cư dân đầu tiên tại thung lũng Indus đã bắt đầu dựng các làng mạc từ 7.000 năm trước công nguyên (CN).

Bản đồ mô phỏng nơi từng tồn tại nền văn minh Indus

Rồi từ 3.200 năm đến 1.800 năm trước CN, những thành phố lớn xuất hiện. Các bức tường thành đồ sộ quanh Harappa mọc lên vào khoảng 2.700 năm đến 2.600 năm trước CN. Thoạt đầu các nhà khoa học nghĩ rằng nền văn minh Indus được hình thành từ những bộ tộc đến từ vùng Lưỡng hà. Nhưng các cuộc khai quật cho thấy dân tộc đó có những đặc điểm riêng biệt. Hiện thời do chưa có manh mối mới nên về mặt lý thuyết, nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ đã ra đời bên bờ sông Indus. Sau khi khám phá ra Mohenjo - Daro, nhiều thị trấn cổ xưa khác cũng được khai quật như Dholavira hay Ganweriwala. Rõ ràng, đây là một dân tộc có nhiều thương nhân. Mọi thứ cho thấy họ không có ưu thế về quân sự, tính cách ôn hòa và rất mạnh về văn hóa. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết về văn hóa xã hội và tôn giáo của họ. Nó không giống nền văn minh Ai Cập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đột ngột, mà có sự tiến triển dần dần.

Sau 100 năm nghiên cứu, người ta bắt đầu hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của nền văn minh đó. Nền văn minh Indus đã trải qua nhiều thời kỳ: Từ năm 8.000 đến năm 5.000 trước CN: Kỹ thuật luyện kim lan tràn khắp vùng Âu - Á. Nông nghiệp và thương mại mang lại sự sung túc. Các làng mạc giao nhau và trở thành các TP. Từ năm 4.000 đến năm 2.600 trước CN: Các nhà khảo cổ học nói đến một "thời kỳ thuần lý". Những khu vực ở vùng châu thổ Indus bắt đầu mang bản sắc văn hóa đặc thù. Vào thời kỳ đó, xuất hiện một dạng hình đô thị mới. Các khu dân cư được chia thành hai khu vực. Rất có thể các khu vực được dành cho những tầng lớp xã hội khác nhau.

Từ năm 2.600 đến năm 1.900 trước CN: đó là "thời kỳ hội nhập". Ở giai đoạn này, các nền văn hóa khu vực sáp nhập vào một nền văn minh lớn. Mọi thành phố rải rác trong bán kính 1.000km sử dụng chung chữ viết và ấn triệu. Họ trang trí bình lọ bằng những họa tiết giống nhau, sử dụng những quả cân giống nhau. Tiến trình thống nhất trên một lãnh thổ rộng lớn như thế quả là khó hiểu. Từ năm 1.900 đến năm 1.600 trước CN: đó là "thời kỳ khu trú". Trong khoảng 2 thế kỷ, các thành phố dần dần bị bỏ hoang, chữ viết bị quên lãng và nhiều kỹ thuật bị xếp xó.

Đặc điểm đáng kinh ngạc nhất của thành phố Harappa là tính phức tạp của đô thị. Các thành phố đó trải rộng trên một chu vi từ 100 đến 200ha. Mohenjo - Daro được thiết kế rất đẹp. Người ta có thể so sánh nó với các thành phố lớn ở Mỹ. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã đặt cho thị trấn đó biệt danh "Manhattan thờ đồ đồng". Quả thật, người ta có thể thấy 12 con đường lớn chạy thẳng tắp qua thị trấn từ bắc xuống nam, bị cắt ngang từ đông sang tây bởi những con đường nhỏ hơn, hình thành các khu nhà. Điều này làm người ta liên tưởng đến các hình ảnh phân lô của thành phố New York. Đường sá được lát đá và có các trung tâm hành chính đồ sộ. có những dãy nhà nhỏ bằng gạch có phòng tắm riêng và cống thoát nước.

Ở trung tâm Mohenjo - Daro, sừng sững một thành trì rộng lớn có các phòng lễ hội và văn phòng. Gần đây, người ta xây các phòng tắm công cộng. Mohenjo - Daro còn có một hồ bơi dài 12m, rộng 7m, và sâu 2,40m. Người ta cho rằng nó được dành cho các nghi lễ ngâm mình vì hiện nay vẫn còn có những buổi tắm theo nghi lễ trong Ấn Độ giáo. Đường sá có các cửa hiệu dọc hai bên. Bên trong những ngôi nhà có một cái giếng, đôi khi có cả một phòng tắm với bồn chứa nước cho vòi hoa sen. Do không có ống dẫn nước nên dĩ nhiên những ngôi nhà đó chẳng có hệ thống nước dùng. Bù lại, có một hệ thống dẫn nước thải bằng những ống dẫn bằng đất sét. Các ống này tập trung vào những cống có thể tháo lắp ở các ngã tư, thuận tiện cho việc bảo trì. Dân tộc này có tính trật tự và ý thức vệ sinh rất cao. Trong các phế tích ở Mehrgarh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy cái giống như các bãi rác công cộng của chúng ta. Tại đấy rác thải của nghề làm đồ da, làm đồng, vỏ sò hến,...

Tại Harappa và Mohenjo - Dara, có hai kiến trúc kỳ lạ với một cái ghế được chia thành nhiều khối, có lẽ để nâng đỡ công trình bằng gỗ. Lúc đầu, người ta có thể nghĩ là các kho chứa lúa, nhưng sau đó chúng vẫn là một bí ẩn. Mohenjo -Dara và Harapppa là các thủ phủ chính, nhưng vẫn còn ít nhất 3 thành phố khác cũng quan trọng không kém. Sau khi nền văn minh Indus sụp đổ, các nền văn hóa mới hình thành trong vùng cho thấy ảnh hưởng của nó đã lan rộng với các mức độ khác nhau. Có lẽ đã có một phần cư dân sang miền Đông, đến đồng bằng sông Hằng (sông Gange). Cái đã biến mất không phải là một dân tộc mà là một nền văn minh: Các thành phố, hệ thống chữ viết, mạng lưới thương mại và cuối cùng là văn hóa, căn bản của trí tuệ. Dù sao, nền văn minh này cũng đã ghi dấu ấn cho Ấn Độ. Nhiều khía cạnh của Ấn Độ ngày nay đã bắt nguồn từ đó.

( Sưu tầm )

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Chuyện thần bí quanh ngôi đình 2.000 tuổi

Ngôi đình 2.000 năm tuổi này được người dân địa phương lưu truyền những câu chuyện kỳ bí, linh thiêng khó giải thích.

Chuyện thần bí quanh ngôi đình 2.000 tuổi

Đình Tiến Tiên hiện nay không lớn và đã cũ kỹ nhưng theo các cụ cao niên thì trước đây đình rất bề thế, rộng rãi. Tuy nhiên sau ngày thống nhất thì đình bị phá đi để lấy gỗ, gạch xây dựng các hạng mục công trình khác phục vụ dân sinh, chỉ giữ lại một phần rất nhỏ hiện nay. Dân gian lưu truyền đây là nơi thờ thánh Tản Viên Sơn.

Theo tài liệu ghi lại thì cách đây hơn 2.000 năm mảnh đất nơi đây đã có dấu tích Đức thượng đẳng Tản Viên Sơn Thánh, người anh hùng dân tộc có công lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ nền độc lập nước Văn Lang dưới triều đại vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Sau khi dẹp tan giặc Thục về tới địa đầu Đăng Tiên Trang, tức là nơi đây, phía trước có núi bên cạnh con sông uốn lượn như cung rồng, cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, người đã dừng lại một ngày để quan quân đồn trú nghỉ ngơi.

Ngôi đình hơn 2.000 tuổi.

Nhân dân Đăng Tiên mang lễ vật tiến dâng lên người và khao quan quân. Người nói: Ta Tản Viên Sơn vâng lệnh vua Hùng đi đuổi giặc nay đã viên mãn về đây giúp dân cày cấy ổn định cuộc sống, đồng thời diệt trừ sơn lang độc thú bảo vệ dân lành. Nhân dân Đăng Tiến kính trọng hảo tâm dâng lễ vật, ta ghi ơn! Nhân dân hãy mang trâu bò dê lợn về, ta chỉ nhận một ít bánh trái lễ chay.

Nhân dân Đăng Tiên cảm ơn công đức của người xin được lập miếu phụng thờ. Người cắm hướng miếu và cho dị hiệu Quán Cốc. Từ đó, ngày 12 tháng 11 là ngày Tản Viên Sơn vu sơn về núi trở thành bất tử, nhân dân Đăng Tiên xưa (Tiến Tiên nay) cha truyền con nối, đời tiếp đời đèn nhang cúng tế coi là ngày tưởng nhớ ngài. Năm 1.767 Quán Cốc được xây dựng thành đình.
Dẫn chúng tôi thăm đình Tiến Tiên, cụ Nguyễn Bá Bẩm (trưởng ban Khánh Tiết đình) chỉ cho tôi chiếc giếng nằm phía hậu cung cho biết: Trước đây chiếc giếng này được đào từ gian hậu cung, thông tận ra sông Đáy, ở đây có đôi rắn mào rất to, đã nhiều lần ông được trực tiếp nhìn thấy. Sau này chiến tranh chống Mỹ, người ta dỡ đại bái đình làm trường học, làm trạm xá… bao nhiêu gạch đá trút hết xuống giếng để lấp, chỉ giữ lại hậu cung làm nơi thờ tự. Mới đây chiếc giếng này mới được người dân góp tiền khơi xuống bằng mặt nước nhưng không thông được ra sông nữa.

Về đôi rắn mào sống ở trong đình Tiến Tiên, nhiều người dân ở đây đã được chứng kiến. Bà Nguyễn Thị Mùi, một người dân Tiến Tiên kể: “Hồi đó cách đây cũng khoảng hơn 30 năm, tôi kéo vó bè bên kia sông, đang ngủ thì bố chồng gọi dậy bảo ra xem các “ngài” tắm. Tôi ngó ra thì thấy hai con rắn mào đỏ chót, hơn cả mào gà trống, tắm dưới sông rồi lên bờ cát tắm nắng xong bơi sang phía đình mất hút. Nhiều người cũng từng nhìn thấy rắn mào, sợ quá hét thất thanh rồi từ đó không dám vào đình nữa. Tôi ở đây bao nhiêu năm nhưng từ ngày nhìn thấy các ngài cũng không dám vào đình, đi lễ chỉ dám đứng ở cửa bái vọng vào”. Cụ Nguyễn Bá Bẩm cho biết, có lẽ từ ngày giếng bị lấp, các ngài không có chỗ ở nữa nên đã bỏ đi nơi khác, gần đây không ai còn nhìn thấy đôi rắn mào nữa.

Không ai dám lấy đồ làm của riêng

Theo bà Mùi, sở dĩ bà không dám vào đình một phần vì sợ đôi rắn mào, một phần phụ nữ trong làng cũng không dám vào vì sợ “ô uế” chốn linh thiêng. Bản thân bà cũng đã chứng kiến rất nhiều những chuyện linh thiêng không thể lý giải về ngôi đình này. “Có lần bố chồng tôi bị gẫy vó lên chùa mua cây tre về làm vó thay thế nhưng chỉ mua với ông thủ từ thôi chứ không bái lên đình. Chặt xong cây tre xuống thì con dao vừa mới đấy mà tìm mãi không thấy đâu, bố tôi cho rằng bị “các ngài che mắt” nên về nhà lấy thẻ nhang lên nhờ cụ thủ từ lễ đình. Lễ xong ra vườn thì lại thấy con dao nằm chỏng chơ dưới đất” - bà Mùi kể.

Về những câu chuyện linh thiêng tương tự được nhiều người dân xác nhận. Ông Nguyễn Tri Tỵ (nguyên Chủ tịch xã Tân Tiến) kể câu chuyện mình được chứng kiến: Hồi ấy tôi đang làm chủ tịch xã, có ông Bí thư chi bộ đến đình lấy cây tre về làm bắp cày, nhiều người can ngăn nhưng ông vẫn lên chặt. Chặt xong cây tre thì tự nhiên những người trong gia đình cứ lăn ra ốm, không rõ nguyên nhân, chạy chữa mấy cũng không khỏi.

Lúc này nhớ đến những lời can ngăn, ông Bí thư sợ quá mới sai vợ đem tre đến và thắp hương trả lễ thì tự nhiên mọi người lại khỏi bệnh. Lại có bà vào chùa xin cây tre con con về làm đòn gánh, hôm vào rừng lấy củi thì bị trượt chân ngã, thuốc thang mãi mà không khỏi gia đình cứ tưởng sẽ chết.

Lúc này người nhà đi xem bói thì thầy bảo mang lễ ra trả đình, gia đình ra đình cúng lễ thì người phụ nữ này tự nhiên lại khỏi. Lại có người lên đình lấy dây bòng bong (một loại dây mọc nhiều trong đình) về làm rào nhốt gà thì kỳ lạ thay gà nhà hàng xóm chui qua nhưng gà nhà bà ấy cứ đến rào là bị mắc chết. Cuối cùng nhà này cũng phải đem lễ lên đình để tạ.

Cụ Nguyễn Bá Bẩm cũng xác nhận những thông tin trên, nhiều người lấy tre gỗ trong đình về làm bắp cày, làm thớt sau đều phải mang lên trả lễ vì gia đình bỗng dưng gặp những tai ương, rủi ro. Cũng vì sau những câu chuyện linh thiêng khó lý giải trên mà người dân Tiến Tiên đến nay không ai dám lấy một đồ vật gì trong đình về làm của riêng. Hồi tu sửa đình, bao nhiêu tre pheo, gỗ xẻ xếp quanh đình nhưng không ai dám mang về.

Đặc biệt do một thời gian không được quản lý trông coi cẩn thận, nhiều đồ thờ tự trong đình bị trộm cắp bán đi khắp nơi, nhưng có những chiếc ché, đỉnh vào đến tận Thanh Hóa lại có người liên lạc trả lại đình. Đặc biệt có câu chuyện linh thiêng mà không người dân nào trong thôn không được nghe kể, các tài liệu trong đình cũng ghi lại.

Cụ Nguyễn Bá Bẩm cho biết đó là vào thời kháng chiến chống Pháp, khi đó quân địch đóng quân bên Gốt, chúng cho quân về đình chặt tre làm rào quanh bốt nhưng ở không yên. Không biết có phải vì “hận” hay không mà chúng cho bắn 9 quả đại bác về đình nhưng kỳ lạ thay, cả 9 quả đại bác cắm xuống đất mà không nổ quả nào, đến bọn giặc cũng không thể giải thích nổi.

Nguy cơ… biến mất

Những câu chuyện linh thiêng về đình Tiến Tiên đi đâu chúng tôi cũng được nghe. Ngay cả gần đây nhất là Tết năm vừa rồi, có anh thanh niên đi đâu qua đây vào đình thắp hương. Thắp hương xong, không hiểu sao người thanh niên cứ ngồi đó khóc rưng rức mãi không đứng lên. Thấy lạ, cụ thủ từ lại đỡ dậy khuyên ra ngoài, người thanh niên đứng dậy thì không ra ngoài mà lại tiếp tục tiến vào hậu cung khóc tiếp. Không có cách nào khuyên giải người thanh niên, cụ thủ từ phải lên hương thỉnh Thánh, thắp hương xong thì người thanh niên kia mới ra được.

Những câu chuyện kỳ lạ trên có thể có thật, có thể được người dân thần thánh hóa để răn dạy con cháu. Nhưng thực tế đối với văn hóa của người Việt, những ngôi đình luôn có những giá trị tâm linh lớn. Và với những giá trị văn hóa và tâm linh của mình, năm 2005 đình Tiến Tiên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh (Hà Tây cũ, nay là cấp thành phố). Tuy nhiên, khi nhắc về điều này, những người dân Tiến Tiên lại không vui mà lấy làm buồn, vì thực tế đình Tiến Tiên đang đứng trước nguy cơ… biến mất.

Ông Nguyễn Bá Bẩm dẫn chúng tôi ra khu vườn trong khuôn viên đình, phía bờ sông Đáy. Trước mắt chúng tôi, bờ sông phía bên đình Tiến Tiên đang bị sói lở nghiêm trọng, chỉ còn khoảng hơn một mét là ngôi đình có thể rơi xuống nước. Những cây si từng bám rễ ăn sâu ở ven bờ sông này hàng chục, hàng trăm năm tuổi nay cũng bị dòng nước cuốn hết đất cát dưới chân, lộ ra những chiếc rễ chới với. Có lẽ chỉ một vài mùa nước lên nữa thôi là những cây si này sẽ theo dòng nước trôi đi, và ngôi đình thiêng này cũng có nguy cơ sụp đổ.

Cụ Bẩm xót xa: “Trước đây quanh đình là giao thông hào của lực lượng du kích, dân phòng nhưng dần dần nước sông làm lở hết giao thông hào, rồi mỗi năm bóc một lớp đất, cây cối xung quanh không còn chỗ mà bấu víu nữa, đình cũng bị bóc tới chân. Năm ngoái mùa nước lũ, chúng tôi còn phải bơi thúng vào thắp hương. Nhiều cán bộ Phòng Văn hóa, Sở Văn hóa cũng về đây, chúng tôi cũng đã kiến nghị nhưng chưa nhận được sự quan tâm đáng kể nào. Nhân dân chúng tôi đang rất lo ngôi đình sẽ bị sập đổ bất cứ lúc nào”. Rất mong các cơ quan chức năng có những quan tâm để tu bổ cho di tích lịch sử này.

( Sưu Tầm )

Sự tích giếng thần không bao giờ hết nước ở Chùa Ba Vàng

Nói đến chùa chiền ở thành phố Uông Bí, người ta thường nghĩ tới trước hết là hệ thống các chùa tháp Yên Tử. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, chùa Ba Vàng ở Uông Bí đã trở thành một địa chỉ hành hương, một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn không kém gì Yên Tử. 

Sự tích giếng thần không bao giờ hết nước ở Chùa Ba Vàng


Chùa Ba Vàng là tên gọi dân dã còn tên chính của chùa là chùa Bảo Quang. Chùa nằm trên núi Ba Vàng, thuộc phường Thanh Sơn, cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km.

Chùa Ba Vàng được tôn tạo to đẹp vào bậc nhất Việt Nam

Theo văn bia còn lại của chùa thì núi Ba Vàng xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn. Chùa Ba Vàng toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng chừng trên dưới 1.000 m2. Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17- 18, quy mô khá rộng.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng chia sẻ: Năm 1987, một lão nông địa phương bị mất một đàn bò. Lão lang thang khắp vùng để tìm kiếm, trong lòng luôn cầu trời, niệm phật xin cứu giúp. Đêm đến, lão nông nọ nằm mơ thấy một ông cụ râu bạc phơ hiện ra và nói: “Con cứ lên núi Ba Vàng tìm khắc thấy đàn bò”.

Dù bán tín bán nghi nhưng do tiếc của, lão quyết tâm theo đường mòn leo dốc khi đến độ cao lại có mặt bằng trải rộng, do vấp ngã, lão đã phát hiện những bậc thềm xây tam cấp bằng gạch. Lão về loanbáo để dân làng biết. Và cũng chính lúc này, đàn bò trở về nhà không thiếu một con.

Do sự ngẫu nhiên linh ứng nên dân làng nô nức hội tụ về đây và tìm ra những hiện vật như: Cây hương đá (thiên đài trụ) được tạc bằng đá nguyên khối. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0.29m, dày 0.25m. Trên đỉnh cây hương là hình bát sen; Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông (1706); kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m.

Sau phát hiện của lão nông, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã vào cuộc để tìm hiểu gốc tích của công trình này.

Theo những tài liệu, vào thời Trần (thế kỷ thứ 13), vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung vàng điện ngọc về non xanh Yên Tử tu hành, là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền Việt Nam. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử.

Căn cứ vào khảo cổ khai quật được từ lòng đất tại nền chùa những viên ngói đất nung hình lòng máng màu phớt hồng, kích thước 30x15cm. Mũi ngói giống mũi của chiếc hài. Những viên gạch đất nung lát nền có kích thước 40x40cm. Toàn bộ viên gạch được trang trí một bông hoa bốn cánh (một loại hoa văn đời Trần). Tất cả các viên ngói, viên gạch, mảnh sành tìm thấy đều mang nét văn hóa đời Trần. Chứng tỏ vào đời Trần, nơi đây đã từng tồn tại một ngôi chùa nhưng không rõ lý lịch cụ thể về Sư tổ và ngôi chùa.

Kể từ khi được phát hiện vào năm 1987, ngôi chùa vẫn bình lặng chứng kiến những đổi thay của thời gian, không gian. Trong suốt khoảng lặng đó, Bảo Quang Tự không hề có bất cứ một vị trụ trì nào. Cứ thế, con đường dẫn lên núi ngày một rậm rạp, những trùng tu ngày nào của chính quyền dần dần xuống cấp. Bảo Quang Tự tựa như một ngôi chùa hoang vắng, lạnh lẽo. Năm 2007, chính quyền địa phương đã tha thiết thỉnh cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh – lúc đó đang là trưởng ban Tri khách Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - về trụ trì chùa Ba Vàng.

Đứng trước một ngôi chùa hoang tàn, xuống cấp, Đại đức Thích Trúc Thái Minh bỗng thấy trong lòng dâng lên một cảm giác rất lạ. Kỳ lạ hơn, chiếc giếng nước trong khuôn viên chùa, trước đây khô cạn, bỗng đầy ắp nước trở lại. Cho là điềm báo, Đại đức Thích Trúc Thái Minh quyết tâm gây dựng lại ngôi chùa, hoành dương phật pháp, phổ độ chúng sinh. 

Du khách uống nước từ "giếng thần" trên chùa Ba Vàng để mong tiêu trừ bệnh tật
Sự mầu nhiệm của mảnh đất thiêng liêng này vẫn được người dân nơi đây nhắc đến đó là sự tích về giếng thần cổ. Mặc dù nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển, nhưng giếng không bao giờ hết nước và mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm xanh mát. Tương truyền, vào đúng đêm giao thừa, nếu ai có duyên phúc uống được một ngụm nước trong lành nơi đây thì sẽ tiêu trừ nhiều bệnh tật trong người. Các phong thuỷ gia nói rằng, giếng được đặt tại mắt rồng của linh địa này.

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh cho hay, sau khi được nhân dân “thỉnh” ra khôi phục, tôn tạo lại chùa Ba Vàng, bản thân thầy đã cùng với các phật tử, chính quyền địa phương đầu tư rất nhiều tâm huyết, trí tuệ, công sức vào đây. Cùng nhờ tâm nguyện thiết tha đó, đã giao cảm, giác ngộ chư tăng phật tử và nhân dân hằng tâm, hằng sản chung tay góp sức xây dựng công trình chùa Ba Vàng hiện nay.

Với quy mô hiện tại, chùa Ba Vàng có thể được coi là một công trình Phật giáo lớn của Việt Nam, một điểm đến của nhân dân trong nước và du khách quốc tế; đến để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, đồng thời thấy được nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam.

( Sưu tầm )

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Khám phá lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử

Ở Okno nước cộng hòa Gabon là nơi có mỏ Uran nổi tiếng. Tháng 6 năm 1972, một nhà máy chế biến quặng Uran của Pháp vô cùng kinh ngạc khi phát hiện rằng quặng Uran mới nhập về đã có người sử dụng rồi. Cùng khám phá bí ẩn này nhé!

Khám phá lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử


Hàm lượng Uran thấp hơn bình thường tới 60%. Do đó các nhà khoa học đã đến tận nơi thăm dò khảo sát.

Kết quả thu được đã gây chấn động toàn cầu: Okno vốn là di chỉ của một lò phản ứng hạt nhân cổ xưa. Lò gồm 6 khu khoảng 500 tấn quặng Uran, công suất đầu ra rất thấp, chỉ được 10-100Kw. Theo điều tra khảo sát, mỏ Uran Oknohình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước lò phản ứng sau khi thành mỏ ít lâu đã đi vào vận hành, thời gian tới 500.000 năm. Lò phản ứng này có kết cấu hoàn chỉnh, hợp lý đến mức các nhà khoa học phải kinh ngạc. Nó có khả năng phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.

Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực.

Theo kết quả nghiên cứu, lò hạt nhân Oklo dài vài km, ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.

Với khả năng tiết chế phản ứng tức là khi phản ứng bắt đầu diễn ra, tự nó có thể kiểm soát sản lượng tạo ra. Do đó, có thể ngăn chặn thảm họa nổ lớn.
Ai đã để lại chiếc lò phản ứng hạt nhân này?

Với một lò phản ứng hạt nhân hiện nay đòi hỏi những điều kiện rất nghiêm ngặt, trong thiên nhiên không thể tự có được.

Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu thành viên ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, người từng đạt giải Nobel về việc tổng hợp những nguyên tố nặng, chỉ ra rằng để uranium cháy trong phản ứng hạt nhân cần những điều kiện phải thật chính xác. Ví dụ như nước tham gia vào phản ứng hạt nhân phải thật tinh khiết. Thậm chí, chỉ một vài phần triệu tạp chất sẽ gây hại cho phản ứng. Vấn đề ở đây rằng nước tinh khiết không tồn tại trong tự nhiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

2 tỷ năm trước, sự sống trên Trái đất mới nảy mầm, con người làm sao có thể xây dựng được lò phản ứng? Có thể nào là người ngoài Trái đất đến nơi hoang vắng này xây lò, khi họ bỏ đi để lại trên Trái đất. Nhưng đó chỉ là suy đoán chưa có căn cứ.

( Sưu tầm )

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Những câu chuyện kỳ bí quanh khu suối Giải Oan Yên Tử

Chuyện kể rằng, một số người lấy đá cuội ở suối Giải Oan mang về để kỳ cọ người ngợm mong được trắng như các cung nữ đời Trần bỗng gặp ma, người trở nên mệt mỏi, phờ phạc. Chuyện đó thực hư thế nào mới các bạn cùng khám phá!

Những câu chuyện kỳ bí quanh khu suối Giải Oan Yên Tử

Những câu chuyện kỳ bí, hoang đường thường được kể bởi những người mê tín lại ưa buôn chuyện, nhưng ở đây, tôi được nghe rất nhiều chuyện hoang đường từ lời kể của các… quan chức. 

Ông Lê Quang, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử kể rằng, có lần, đang lang thang ở suối Giải Oan, nơi 300 cung nữ trẫm mình khi đức vua Trần Nhân Tông lạnh lùng ngoảnh mặt, ông gặp một cảnh tượng khá lạ: Mấy chục người đàn bà vừa quỳ vừa lạy, vừa khóc lóc thảm thiết bên bờ suối.
Suối Giải Oan - nơi 300 cung nữ đã trẫm mình.
Tò mò, ông Quang tiến lại tìm hiểu. Những người này chuẩn bị một mâm đầy ăm ắp lễ vật. Cạnh mâm lễ là mấy rổ đựng… đá cuội. Mấy chục chị em sau khi vái lạy kèm khóc lóc, thì bê thúng đá cuội rải dọc suối Giải Oan. 

Không hiểu những người này làm trò gì, ông Quang liền hỏi người lái xe. Anh này kể, mấy tháng trước, anh chở mấy chục phụ nữ từ Lạng Sơn về Yên Tử ngoạn cảnh. Sau khi lên đến chùa đồng, trên đường về, chị em kéo nhau xuống suối Giải Oan một là rửa chân tay, mặt mũi, hai là xem nơi các cung nữ trẫm mình.

Thấy suối có nhiều đá cuội đẹp, chị em bảo nhau nhặt về. Người nhặt ít cũng dăm ba hòn, người nhặt nhiều thì mấy bịch nilon. Chị em bảo rằng, nhặt đá cuội ở suối Giải Oan về kỳ cọ chân tay khi tắm, mong da dẻ được trắng đẹp như những… cung nữ của vua Trần.
Có một chuyện lạ, không biết có tin được không, nhưng ông Quang khẳng định nghe từ miệng anh lái xe và mấy chị đang trả đá cuội lại suối Giải Oan kia. Chuyện rằng, khi chị em mang đá cuội về kỳ cọ tay chân, người ngợm, thì đêm nào họ cũng gặp… ma.

Ai cũng kể rằng, hồn ma của các cung nữ chết oan dựng họ đậy đòi trả đá. Cứ như lời họ kể thì tất cả số chị em phụ nữ trong chuyến đi Yên Tử đó mang đá cuội từ suối Giải Oan về đều bị như vậy.

Sau mấy tháng mất ngủ vì gặp “ma”, ai cũng phờ phạc như người mất hồn. Ngay cả anh lái xe, lấy về cho vợ mấy viên cuội, mong vợ mình thành cung nữ, cũng gặp cảnh tương tự.
Sợ quá, những người này đã chuẩn bị lễ vật mang về Yên Tử tạ tội với các cung nữ, rồi trả lại đá cuội cho suối Giải Oan. Tôi chẳng tin lắm chuyện ma mãnh, oan hồn cung nữ đi đòi viên sỏi. Nếu có chuyện “ma hành” như thế, có lẽ những kẻ phá mồ mả các vua Trần kia sẽ bị ma vật chết hết cả rồi.

Nhưng có một sự thực, từ bấy đến nay, khách thập phương khi đến suối Giải Oan, thì chẳng dám lội xuống suối nữa, sợ xúc phạm đến nơi an nghỉ của các linh hồn.
Bản thân ông Quang cũng để ý theo dõi và được chứng kiến rất nhiều chuyện lạ quanh suối Giải Oan. Ông Quang tin tin rằng linh hồn các cung nữ rất thương những người bất hạnh.

Nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc AIDS, hoặc gặp cảnh trớ trêu, sau khi ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự với oan hồn các cung nữ, tự dưng thấy lòng cực kỳ thanh thản và tìm được cách giải thoát cho sự bế tắc trong cuộc đời mình.
Mỗi năm có cả triệu du khách lên đỉnh Yên Tử, song chưa từng có du khách
thiệt mạng trên đoạn đường nguy hiểm từ chùa Bảo Sái lên chùa Đồng.
Những câu chuyện linh thiêng huyền bí trên Yên Tử kể cả ngày không hết. Chính ông Quang đã từng được chứng kiến cảnh tượng một đoàn du khách đến mấy chục người, toàn nam thanh nữ tú, tóc vàng tóc xanh, lên đến chùa Hoa Yên, cười nói vô duyên, trai văng bậy bạ, gái cười hô hố, văng mạng xúc phạm thánh thần, liền bị đau bụng quằn quại, không đi nổi nữa.
Đám thanh niên lố bịch này cứ cố lê mỗi bước, bụng lại đau hơn, cuối cùng phải quay đầu xuống núi. Khi xuống đến chân núi, thì các cơn đau khủng khiếp chợt tan biến đâu mất. Đám thanh niên nhí nhố này hoảng hồn, không dám lên Yên Tử nữa.

Ông Trần Trương, nguyên Trưởng ban quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử cũng kể một câu chuyện đầy chất liêu trai, rằng: Sau khi đám công nhân làm xong nhà khách Yên Tử, thì rủ nhau lên lễ chùa Đồng. Khi đi qua vườn mộ tháp Huệ Quang, thấy một hòn đá nằm trên ngọn một tháp cổ, liền thách đố nhau ném trúng hòn đá đó. Một cậu vung tay ném trúng khiến hòn đá rơi xuống.
Lên đến chùa Đồng, đám công nhân này mới phát hiện thiếu một người. Tuy nhiên, không ai lo lắng vì họ đều là người địa phương, không sợ lạc đường.

Rong chơi trên đỉnh núi mấy tiếng thì họ xuống núi. Lúc về đến khu vườn tháp Huệ Quang, đám công nhân sửng sốt khi thấy cậu bạn ném đá lúc nãy đang ngồi xếp bằng bên lăng mộ tháp, mặt úp vào tường, hai tay đặt lên đùi. Mọi người hỏi chẳng nói, gọi chẳng thưa, lắc vai mãi không tỉnh, cứ ngồi bất động như khúc gỗ.

Đám công nhân sợ quá, liền báo ban quản lý di tích. Ban quản lý lên chùa Hoa Yên mời thầy Diệu Nhàn xuống làm lễ sám hối.
Tháp mộ u tịch trong đại ngàn Yên Tử.
Sư Diệu Nhàn làm lễ xong thì cậu công nhân nghịch dại kia mới tỉnh lại. Anh ta như người mất hồn, bật khóc nức nở, rồi tức tốc chạy xuống núi. Sau này, tôi gặp sư Diệu Nhàn, sư bảo, những chuyện kiểu như vậy diễn ra thường xuyên ở Yên Tử.

Từng là một thầy giáo, ông Lê Quang không mấy tin vào những chuyện huyễn hoặc, nhưng trong quá trình nhiều năm sống với Yên Tử, ông đã được chứng kiến tận mắt những chuyện khó tin xảy ra.

Lạ nhất là đoạn đường từ chùa Bảo Sái, qua tượng An Kỳ Sinh lên chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, từ xưa đến nay, chưa có vụ chết người do tai nạn nào cả, mặc dù đây là đoạn đường cực kỳ cheo leo, dốc dác, núi đá lô nhô, rất trơn.


Nhiều trường hợp ngã rất mạnh, nhưng chỉ xước sát tay chân mà thôi. Trong những ngày cao điểm, Yên Tử đón tới 7 vạn du khách, người hành hương chật kín mọi con đường, mà không xảy ra tai nạn chết người là một chuyện rất lạ.

Thậm chí, hồi thi công chùa Đồng, đột nhiên mây đen kéo đến ngay trên đầu, sét đánh thẳng vào khu vực đang xây chùa khiến mọi thứ cháy đen, tróc hết cả nền chùa, nhưng lạ ở chỗ mấy chục người đứng đó mà không ai hề hấn gì, chị bị ù tai một lúc. Đám công nhân đều tin Phật tổ phù hộ nên tiếp tục làm việc, mà không sợ sấm sét đánh chết.

Đỉnh núi lô nhô, đường lên đỉnh Yên Tử dốc ngược, nhưng các cụ già cứ leo phăm phăm mà chẳng thấy mệt nhọc gì. Nhưng lạ nhất là chuyện gần như năm nào cũng có một cụ già chết ở đoạn từ chùa Một Mái lên chùa Bảo Sái và cách chết của họ cũng vô cùng kỳ lạ.
Mới đây, có một cụ già 77 tuổi, quê ở Hải Phòng, nhất định bắt con cháu cùng đi lên Yên Tử. Bình thường cụ rất yếu, nhưng đến Yên Tử, cụ cứ đi bộ leo núi phăm phăm, mà không cần đi cáp treo. Con cháu thấy vậy thì rất mừng, vì nghĩ được thánh thần phù hộ, cụ đã khỏe lại.

Đi một mạch đến gần chùa Bảo Sái, cụ bảo con cháu giở đồ ra ăn. Ăn uống xong, cụ đi vào rừng, ngồi dựa vào gốc cây, nhắm mắt rồi “hóa”. Cụ “hóa” một lúc rồi mà con cháu cứ tưởng cụ ngủ, vì khuôn mặt cụ rất thanh thản. 

Những kiểu chết như cụ già này diễn ra khá nhiều ở Yên Tử. Các nhà sư ở Yên Tử thì gọi đó là hiện tượng “được về với Phật”. Có một sự kiện nhiều người biết, thể hiện sự thiêng liêng của đất trời Yên Tử tác động vào con người, đó là “hiện tượng thơ Hoàng Quang Thuận”. 

Trước đây, Tiến sĩ Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chỉ là người thuần túy làm khoa học, thế nhưng, sau một đêm “ngủ cùng gió sương” trên đỉnh Yên Tử bỗng trở thành “người thơ”. 

Ba đêm liền ông không ngủ mà chắp bút viết liên tục tới 63 bài thơ. Ông bảo, những bài thơ cứ tự đến như không, cứ trào ra như ai đó đọc cho và ông chỉ việc chép lại! Những bài thơ khá đặc biệt này được in thành tập “Thi Vân Yên Tử”.
( Sưu tầm )

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cô gái mặc bikini đỏ khoe làn da trắng không tì vết

Ngô Huyền Trang là chủ nhân của bộ ảnh bikini khoe dáng, khoe da tại bể bơi đang được nhiều người chú ý. Huyền Trang sinh năm 1994, hiện đang là sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Sư phạm Văn.

Ở trường, Huyền Trang luôn nổi bật bởi làn da trắng sáng, gương mặt bầu bĩnh dễ gần.


Mới đây, cô gái này đã chia sẻ bộ ảnh bikini gợi cảm lên trang cá nhân và nhận được sự quan tâm của bạn bè.


Không phải là mẫu ảnh chuyên nghiệp nhưng Huyền Trang đã cố gắng để lột tả được vẻ đẹp hình thể vốn có của mình một cách tự nhiên nhất.



Điểm nhấn của bộ ảnh chính là làn da trắng sáng không tì vết của Trang.



Trang cho biết, với một người con gái, việc làm đẹp và chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng. 


Ngô Huyền Trang là chủ nhân của bộ ảnh bikini khoe dáng, khoe da tại bể bơi đang được nhiều người chú ý. Huyền Trang sinh năm 1994, hiện đang là sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Sư phạm Văn.

 Chính vì vậy, dù việc học khá bận rộn nhưng Trang vẫn luôn dành khoảng thời gian nhất định trong ngày để chăm sóc bản thân, đặc biệt là chăm sóc da.



Vẻ đẹp cuốn hút, nóng bỏng nhưng không kém phần ngây thơ của cô bạn sinh năm 1994 khiến nhiều người mê đắm.











Nguồn: Ảnh Đẹp

Sừng Hươu có niên đại 4.000 năm ở bãi biển

Chiếc sừng Hươu và sọ Hươu được tìm thấy ở bờ biển có niên đại cách đây 4.000 năm tuổi đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự phát trển của hệ sinh thái.

Sừng Hươu có niên đại 4.000 năm ở bãi biển

Một chiếc sừng hươu niên đại hơn 4.000 năm đã được phát hiện tình cờ ở bờ biển xứ Wale cách đây ít hôm.



Hai người khách đi dạo trên bờ biển đã tình cờ tìm ra chiếc sừng khổng lồ nằm trên cát ở bãi biển thành phố Borth, xứ Wales. Đây là nơi vốn tồn tại rất nhiều di chỉ khảo cổ.

Chiếc sừng hươu dài 1,2m là của một con đực sinh sống ở khu rừng gần đó trước khi bị những đợt thủy triều cao vài mét ở vịnh Cardigan nhấn chìm. Bờ biển này năm 2014 cũng xuất hiện rất nhiều cây sồi và thông đỏ sau khi một cơn bão tràn qua, để lộ nhiều hiện vật quý giá.

Hiện tại, chiếc sừng hươu đang được các nhà khảo cổ ở trường đại học Wales Trinity St.David nghiên cứu kĩ lưỡng. Trưởng nhóm nghiên cứu tiến sĩ Martin Bates nói: "Đây là một phát hiện tuyệt vời sẽ giúp khoa học hiểu hơn về môi trường tự nhiên và hệ sinh thái thời điểm 4.000 năm trước".

Tiến sĩ Bates tin rằng rừng cây từng bị chôn vùi có niên đại từ 6.000 đến 4.000 năm trước, thời điểm những nông dân đầu tiên ở Anh bắt đầu xuất hiện thay thế lối sống du mục, săn bắn.

Chuyên gia Ros Coard nhận định: "Con hươu này đang ở độ tuổi trưởng thành và sung mãn nhất về thể lực". Với chiếc sừng và xương sọ tìm được, các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra nguyên nhân khiến con hươu bị chết.

( Sưu tầm )
 
Back To Top
Copyright © 2014 birds will peck you. Designed by Big Birds